Kế hoach chủ đề
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:58 09/05/2017
Lượt xem: 2487
Dung lượng: 174,0kB
Nguồn:
Mô tả: CHỦ ĐỀ 7: GIAO THÔNG Thời gian thực hiện: 3 tuần, từ ngày 20/3/2017 đến ngày 07/4/2017 1.Chuẩn bị chủ đề: - Tuyên truyền vận động tới cha mẹ trẻ và trẻ sưu tầm tranh ảnh có nội dung về chủ đề : Tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt. - Bài hát : những con đường em yêu; đèn đỏ, đèn xanh; đường em đi; Anh phi công ơi; Em chơi giao thông; …. - Truyện: Qua đường, Gấu miu cần nhớ, Vì sao thỏ cụt đuôi, Một phen sợ hãi... - Thơ: Đèn đỏ đèn xanh; Chú cảnh sát giao thông, - Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… - Bộ đồ chơi xây dựng… 2. Mở chủ đề: “ Giao thông”: - Cho trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” - Trò chuyện đàm thoại giới thiệu về nội dung chủ đề “ Giao thông”: + Con hãy kể tên các loại phương tiện giao thong mà con biết? + Chúng hoạt động ở đâu? + Chúng thuộc nhóm phương tiện giao thông nào? Xung quanh chúng ta có thể nói có rất nhiều loại phương tiện giao thong, chúng được chia thành nhóm, mỗi nhóm có những đặc điểm, nơi hoạt động khác nhau… Nhưng chúng có đặc điểm chung là dung để làm phương tiên đi lại . Còn rất nhiều điều lí thú nữa ,chúng mình cùng khám phá trong chủ đề này nhé. Thuỷ An, ngày ... tháng 03 năm 2017 Đã duyệt Đỗ Thị Mừng TT Tên chủ đề lớn Chủ đề nhánh Mục tiêu Nội dung 1 GIAO THÔNG (Từ 20/3 – 7/4/2017) Chủ đề nhánh 1: Quy định và phương tiện giao thông đường bộ (Từ 20/3 – 24/3) LĨNH VỰC PTTC MT2: Trẻ biết tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: * HH: - Thổi nơ bay * ĐT tay: - Hai tay đưa trước lên cao * ĐT chân: - Bước khuỵu gối một chân ra phía trước chân sau thẳng. * ĐT bụng: - Một tay chống hông, một tay giơ cao nghiêng người. * ĐT bật:- Bật luân phiên chân trước chân sau MT4: Trẻ biết: Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (CS11) - Đi nối bàn chân tiến, lùi; MT16: Ném trúng đích thắng đứng. - Ném trúng đích thẳng đứng MT 26. Trẻ có 1 số thói quen bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh - Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết. LVPT NHẬN THỨC MT58: Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày mai qua sự kiện hàng ngày. (CS110) - Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày trẻ được đến lớp, đi chơi, du lịch.... - Công việc của ngày hôm qua, hôm nay và dự định ngày mai. MT 40: Trẻ hay đặt câu hỏi. (CS112) - Trẻ hay đặt câu hỏi: "Tại sao?"," Như thế nào?" "Vì sao?"....để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin - Hay phát biểu khi học LVPT TÌNH CẢM XÃ HỘI MT 65: Trẻ chấp nhận sự khác biệt của người khác với mình.(CS59) - Biết chấp nhận sở thích giống và khác nhau giữa mình và các bạn khác - Không chê bai bạn bè. MT 70: Trẻ biết bộc lộ trạng thái cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt. (CS36) - Bày tỏ cảm xúc phù hợp với người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. LVPT NGÔN NGỮ MT 102: Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2 - 3 hành động.(CS62) - Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. MT 105: Trẻ nghe hiểu nội dung truyện,thơ, đồng dao ca dao phù hợp với độ tuổi.(CS64) - Nghe hiểu nội dung bài thơ: Gấu miu cần nhớ MT 125. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày : Chữ cái; g,y - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng : Chữ cái; g,y - Nhận dạng các chữ cái g,y và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. LVPT THẨM MĨ MT 140. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình khác nhau để tạo thành sản phẩm - Phối hợp các kỹ năng vẽ, để tạo ra sản phẩm có màu sắc hình dáng/ đường nét và bố cục: vẽ ô tô MT 133. Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.(CS 100) - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát: Trên sân trường, Những con đường em yêu, Bạn ơi có biết… MT 134. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.(CS101) - Thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm và vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, nhanh, chậm, phối hợp bài hát: dân ca, 2 Chủ đề nhánh 2: Quy định và phương tiện giao thông đường thủy (Từ 27/3 – 31/3) LĨNH VỰC PTTC MT2: Trẻ biết tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: * HH: - Thổi nơ bay * ĐT tay: - Hai tay đưa trước lên cao * ĐT chân: - Bước khuỵu gối một chân ra phía trước chân sau thẳng. * ĐT bụng: - Một tay chống hông, một tay giơ cao nghiêng người. * ĐT bật:- Bật luân phiên chân trước chân sau MT7: Trẻ biết bò qua 5,7 điểm dích dắc cách nhau 1,5 m đúng yêu cầu. - Bò dích dắc qua 7 điểm; MT3: Trẻ biết: Bật xa tối thiểu 50cm.(CS1) - Bật qua vật cản LVPT NHẬN THỨC MT 48: Trẻ có thể nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.(CS104) - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10; Đếm đến 10, đếm theo khả năng, đếm đúng trên đồ vật, đếm theo nhóm khác nhau, đếm theo các nhóm khác nhau, đếm theo các hướng , đém các đối tượng không xếp thành hàng, thành dãy… nhận biết chữ số 10; LVPT TÌNH CẢM XÃ HỘI Mt 72: Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích (CS41) - Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số sung đột ; Kiềm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá với sự giúp dỡ của người lớn MT 81: Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. (CS76) - Có hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp, hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói MT 88: Trẻ biết chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.(CS51) - Tham gia vào vào việc tổ chức các sự kiện của nhóm. Nhận và thực hiện vai của mình trong các trò chơi cùng nhóm bạn. LVPT NGÔN NGỮ MT 104: Trẻ có khả năng nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.(CS61) - Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái ngữ điệu, lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện: Vì sao thỏ cụt đuôi MT 125. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày : Chữ cái; g,y - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng : Chữ cái; g,y - Nhận dạng các chữ cái g,y và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. MT 127. Trẻ thích bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.(CS88) - Trẻ sao chép từ, chữ cái theo trật tự cố định, biết sử dụng các dụng cụ viết vẽ khác nhau để tạo ra các ký hiệu biểu đạt ý tưởng hoặc thông tin nào đấy và nói cho người khác biết ý nghĩa của các ký hiệu đó - Trẻ bắt chước hành vi viết trong vui chơi và trong hoạt động hàng ngày. LVPT THẨM MĨ MT 140. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình khác nhau để tạo thành sản phẩm - Phối hợp các kỹ năng xé để tạo ra sản phẩm có màu sắc hình dáng/ đường nét và bố cục: Xé dán tàu thuyền trên biển 3 Chủ đề nhánh 3: Quy định và phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không (Từ 3/4 – 7/4) LĨNH VỰC PTTC MT2: Trẻ biết tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: +ĐT Hô hấp: Máy bay bay ù, ù… +Động tác tay: Hai tay thay nhau đưa ra trước làm mái chèo. +Động tác Chân: Ngồi khụy gối (hai tay đưa cao, ra trước). +Động tác Bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên. +Động tác bật: Bật nhảy chụm chân tại chỗ. MT16: Ném trúng đích thắng đứng. - Ném trúng đích thẳng đứng LVPT NHẬN THỨC MT 50. Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng 10 bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm - Gộp 2 nhóm đối tượng mỗi nhóm có số lượng ít hơn hoặc bằng 5 và đếm MT41: Trẻ thích khám phá các sự vật và hiện tượng xung quanh.(CS113) - Thích những cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới, thể hiện ý thích khám phá của riêng mình như ; thích búp bê, ô tô...) - Hay hỏi về những thay đổi xung quanh. LVPT TÌNH CẢM XÃ HỘI MT 93: Trẻ biết thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.(CS50) - Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn với bạn; MT 95: Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.(CS 55) - Khi gặp khó khăn biết tìm sự hỗ trợ, biết sử dụng ngôn ngữ thích hợp để nhờ sự giúp đỡ của người khác. - Thể hiện sự hiểu biết khi nào thì cần nhờ sự giúp đỡ của người lớn LVPT NGÔN NGỮ MT 104: Trẻ có khả năng nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.(CS61) - Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái ngữ điệu, lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện: Một phen sợ hãi MT 125. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày : Chữ cái; p, q - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng : Chữ cái; p, q - Nhận dạng các chữ cái p, q và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. MT 111: Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.(CS69) - Sử dụng lời nói để trao đổi những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống và chỉ dẫn bạn bè trong các hoạt động. LVPT THẨM MĨ MT 133. Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.(CS 100) - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát: Trên sân trường, Những con đường em yêu, Bạn ơi có biết… MT 137. Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc - Có thái độ vui tươi, hồ hởi, thích thú hoặc buồn bã....., thể hiện tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc MT 134. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.(CS101) - Thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm và vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, nhanh, chậm, phối hợp bài hát: dân ca, Tuần 27: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 20/3/2017 – 24/3/2017 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, Thể dục sáng 1 – Đón trẻ trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh - Đón trẻ vào lớp, hướng trẻ đến sự thay dổi của lớp - Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông. - Trẻ hoạt động theo ý thích 2. Thể dục buổi sáng * HH: - Thổi nơ bay * ĐT tay: - Hai tay đưa trước lên cao * ĐT chân: - Bước khuỵu gối một chân ra phía trước chân sau thẳng. * ĐT bụng: - Một tay chống hông, một tay giơ cao nghiêng người. * ĐT bật:- Bật luân phiên chân trước chân sau 3. Điểm danh Hoạt động học - Thể dục: VĐ: Đi nối tiếp bàn chân liên tục – Ném trúng đích thẳng đứng. - LQVCC: Làm quen với chữ cái g, y - Văn học: Thơ “Gấu miu cần nhớ” KPKH: Tìm hiểu về phương tiện và quy định giao thông đường bộ - Tạo hình: Vẽ ô tô - Âm nhạc: + Hát : Đường em đi + Nghe hát: Anh phi công ơi + Trò chơi:Ai nhanh nhất. -Toán: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai Chơi và hoạt động ngoài trời 1. Hoạt động có chủ đích - Xếp ô tô , thuyền bằng các que, hột hạt - Vẽ Các phương tiện giao thông bằng phấn ra sân theo ý thích của trẻ. 2. Trò chơi vân động Trò chơi vận động: “Chim sẻ và ô tô” Cho trẻ chơi trò chơi:“Ô tô Về bến” - Trò chơi dân gian: “Chồng nụ, chồng hoa”, “Chi chi chành chành; Rồng rắn lên mây… 3. Chơi tự do - Chơi tự do - chơi theo ý thích Chơi và hoạt động góc Góc phân vai -Chơi đóng vai người điều khiển phương tiện giao thông - Người bán vé : Hành khách Góc xây dựng - Xếp , lắp ghép ô tô tàu hỏa , máy bay - Xây dựng nhà ga , sân bay. Góc sách - Xem tranh ảnh, làm sách tranh về PTGT, luật giao thông. Góc âm nhạc + Hát, vận động về PTGT, luật giao thông Góc tạo hình + Xé, dán, trang trí PTGT, đèn tín hiệu giao thông + Tô màu PTGT, biển hiệu giao thông Hoạt động vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa - Vệ sinh: Cho trẻ xếp hàng theo tổ, trẻ rửa tay xà phòng, rửa mặt - Ăn trưa: Trẻ ngồi theo tổ, cô lấy thức ăn và chia ăn cho trẻ - Ngủ trưa: Cho trẻ ngủ đúng giời, đủ giấc Hoạt động theo ý thích - Thảo luận về các phương tiện giao thông quen thuộc mà em biết. - văn nghệ: biểu diễn các bài hát về chủ đề giao thông - Trò chơi dân gian, trò chơi vận động: chi chi chành chành, chồng nụ chồng hoa, ô tô và chim sẻ... - Chơi tự do ở các góc theo ý thích. Trả trẻ - Vệ sinh – trả trẻ Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ, về các hoạt động của trẻ trong ngày. Tuần 28: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 27/3/2017 – 31/3/2017 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, Thể dục sáng 1 – Đón trẻ trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh - Đàm thoại với trẻ về một số quy định giao thông đường thủy - Chơi tự do, chơi lắp ráp một số phương tiện giao thông; trực nhật ở góc thiên nhiên. 2. Thể dục buổi sáng Tập kết hợp bài hát: “ Chim câu trắng” 3. Điểm danh - Điểm danh trẻ đến lớp Hoạt động học - Thể dục: Bò theo đường zich zắc qua 7 điểm – Bật qua vật cản 15 – 20 cm - Văn học: Truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi - LQVCC: : Trò chơi với chữ cái g, y - KPXH: Tìm hiểu về phương tiện và quy định giao thông đường thuỷ. - Tạo hình: Xé dán tàu thuyền trên biển Toán: : Đếm đến 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Nhận biết số 10 Chơi và hoạt động ngoài trời 1. Hoạt động có chủ đích - Xếp hình thuyền,... các phương tiện giao thông đường thủy bằng hột hạt, que.. - Quan sát và đàm thoại về các phương tiện giao thông ở địa phương. 2. Trò chơi vân động - Trò chơi vận động: Về bến, chim sẻ, 3. Chơi tự do - Chơi theo ý thích. Chơi và hoạt động góc - Góc đóng vai + Chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông đường biển + Thủy thủ tàu biển - Góc xây dựng + Xếp tàu thuyền + Lắp ráp khu bến tàu, bến cảng - Góc tạo hình + Xé, dán, trang trí phương tiện giao thông đường thủy + Tô màu phương tiện giao thông đường thủy - Góc khám phá khoa học: + Đo thể tích, dung tích bằng bát (hoặc cốc). + Chơi lô tô về phương tiện giao thông. - Góc sách + Xem tranh, ảnh, làm sách về phương tiện giao thôngđường thủy - Góc âm nhạc: Hát, vân động về phương tiện giao thông và luật giao thông mà trẻ thích. Hoạt động vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa - Vệ sinh: Cho trẻ xếp hàng theo tổ, trẻ rửa tay xà phòng, rửa mặt - Ăn trưa: Trẻ ngồi theo tổ, cô lấy thức ăn và chia ăn cho trẻ - Ngủ trưa: Cho trẻ ngủ đúng giời, đủ giấc Hoạt động theo ý thích - Vận động nhẹ - Thảo luận về các phương tiện giao thông và các luật giao thông đường thủy. Vì sao bé phải ngồi ngay ngắn, không thò tay xuống nước, mặc áo phao khi đi trên thuyền. - Biểu diễn: Bài hát “Em đi chơi thuyền” - Chơi tự do ở các góc theo ý thích. Trả trẻ - Vệ sinh – trả trẻ Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ, về các hoạt động của trẻ trong ngày. Tuần 29: CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 3/4/2017 – 7/04/2017 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, Thể dục sáng 1. Đón trẻ - Trò chuyện - Trò chuyện với phụ huynh - Trò chuyện về một số phương tiện và quy định giao thông đường sắt, đường hàng không 2, Thể dục sáng Thứ 2.4,6 tập theo nhạc. Thứ 3,5 tập theo nhịp đếm. +ĐT Hô hấp: Máy bay bay ù, ù… +Động tác tay: Hai tay thay nhau đưa ra trước làm mái chèo. +Động tác Chân: Ngồi khụy gối (hai tay đưa cao, ra trước). +Động tác Bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên. +Động tác bật: Bật nhảy chụm chân tại chỗ. 3, Điểm danh, kiểm tra vệ sinh, thời tiết trong ngày Hoạt động học Thể dục: VĐCB: "Ném trúng đích thẳng đứng. Chạy về phía trước". TCVĐ: Ôtô về bến Văn học: Truyện "Một phen sợ hãi" - LQVCC: Làm quen với chữ cái p, q KPXH: Tìm hiểu về phương tiện và quy định giao thông đường hàng không, đường sắt. - Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề -Toán: Gộp các đối tượng trong phạm vi 10 Chơi và hoạt động ngoài trời 1. Hoạt đông có chủ đích - Quan sát và trò chuyện về một số luật lệ quy định giao thông đường bộ, đường sắt... - Xếp hình một số biển báo hiệu về giao thông. - Vẽ một số biển báo hiệu giao thông đường sắt, đường bộ. 2. Trò chơi vận động - Trò chơi: Tàu về ga; Chim sẻ và ôtô. - Trò chơi dân gian: “Chồng nụ, chồng hoa”, “Chi chi chành chành; Rồng rắn lên mây… 3.Chơi tự do theo ý thích Chơi tự do: Chơi với đồ chơi sẵn có ngoài sân, đồ chơi mang theo - Vẽ bằng phấn, xếp hình một số biển báo hiệu giao thông mà trẻ thích. Chơi và hoạt động góc - Góc đóng vai + Người bán vé, xé vé trên tàu hoả. Máy bay + Hành khách đi tàu, đi máy bay. Chiêu đãi viên hàng không. - Góc xây dựng: + Xếp ôtô, tàu hoả, nhà ga.Lắp ráp ô tô, máy bay. - Góc nghệ thuật: -Hát các bài bát về chủ đề giao thông. Chơi với dụng cụ âm nhạc -Đọc thơ các bài ca dao, đồng dao về các phương tiện giao thông -Tô màu, xé dán một số biển báo hiệu và quy định về giao thông . - Góc khám phá khoa học: + Phân biệt các biển báo hiệu giao thông và chơi lô tô về phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không. + Xem tranh ảnh về một số biển báo quy định giao - Góc thiên nhiên. -Chăm sóc và bảo vệ cây, trồng cây. Chơi với cát và nước Hoạt động vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa - Vệ sinh: Cho trẻ xếp hàng theo tổ, trẻ rửa tay xà phòng, rửa mặt - Ăn trưa: Trẻ ngồi theo tổ, cô lấy thức ăn và chia ăn cho trẻ - Ngủ trưa: Cho trẻ ngủ đúng giời, đủ giấc Hoạt động theo ý thích -Trẻ được củng cố lại bài học của buổi sáng -Trẻ có cơ hội được trải nghiệm với nhiều hình thức học khác nhau cho trẻ đọc thơ, kể chuyện về chủ điểm "Một Số QĐLLGT" - Tổ chức cho trẻ chơi một số t/c dân dan như: Chồng nụ, chồng hoa”, “Chi chi chành chành, Rồng rắn lên mây". T/C: Ôtô về bến, Chim sẻ và ôtô. - Hoạt đông góc theo ý thích của trẻ. - Biểu diễn văn nghệ Trả trẻ - Vệ sinh – trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ, về các hoạt động của trẻ trong ngày. II. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “GIAO THÔNG”: - Cho trẻ hát bài : “Em tập lái ô tô” - Hỏi bài hát về gì? Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề con thích nhất chủ đề nhánh nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề giao thông. - Con có thể thể hiện điều gì qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề . - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch...về chủ đề - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề giao thông. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.