Kế hoạch chủ đề
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Chủ đề: Môi trường
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:57 09/05/2017
Lượt xem: 2603
Dung lượng: 134,5kB
Nguồn:
Mô tả: CHỦ ĐỀ 8: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (Thời gian thực hiện: 2 tuần, từ ngày 10/04/2017 đến ngày 21/4/2017) I. CHUẨN BỊ CHU ĐỀ : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN - Bài hát: Cho tôi đi làm mưa với; Trời nắng, trời mưa., Các mùa. Mặt trời, Mặt trăng, sao… - Truyện: Giọt nước tí xíu; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.. - Thơ: Trăng ơi từ đâu đến;, Ông mặt trời; Sắp mưa. - Đồng dao, ca dao: Các hiện tượng tự nhiên - Các tranh ảnh về các loại phương tiện và quy định giao thông - Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… II. MỞ CHỦ ĐỀ. 1.Mở chủ đề. - Cho trẻ hát bài :Cho tôi đi làm mưa - Bài hát nói lên điều gì? - Chúng mình biết gì về các hiện tượng tự nhiên… - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên Thuỷ An, ngày tháng năm 2017 Đã duyệt Đỗ Thị Mừng 2. Khám phá chủ đề: TT Tên chủ đề lớn Chủ đề nhánh Mục tiêu Nội dung 1 CĐ nhánh 1:“ Nước” ( Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 10/4/2017 đến ngày 14/4/2017) LĨNH VỰC PTTC MT2: Trẻ biết tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: - Các động tác phát triển hô hấp: - Hô hấp 4: Còi tàu tu tu. - Các động tác phát triển cơ tay và cơ bả vai: - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân - Các động tác phát triển cơ chân: - Chân : Bước khuỵu gối một chân ra phía trước, chân sau thẳng. - Các động tác phát triển cơ bụng, lưng: - Bụng : Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật : Bật chân sáo MT3:Trẻ biết: Bật xa tối thiểu 50cm.(CS1) - Bật xa 40- 50cm ; MT7: Trẻ biết bò qua 5,7 điểm dích dắc cách nhau 1,5 m đúng yêu cầu. - Bò bằng bàn tay và bàn chân LVPT NHẬN THỨC Mt 38: Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ đang sống.(CS94) - Thứ tự các mùa trong năm và các hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa MT 39: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.(CS95) - Quan sát, thảo luận, dự đoán một số hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra - Nêu được một số hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra và giải thích được dự đoán của mình. (Mưa, nắng, gió, bão, lũ lụt, hạn hán…) - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa LVPT TÌNH CẢM XÃ HỘI MT 66: Trẻ biết chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày.(CS33) - Chủ động làm một số công việc lao động tự phục vụ. - Vệ sinh cá nhân, lau chùi don dẹp đồ chơi, chải chiếu, phơi khăn.... LVPT NGÔN NGỮ MT 104: Trẻ có khả năng nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.(CS61) - Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi của người khác và biết sử dụng sắc thái đó vào lời nói của bản thân. MT 114: Trẻ có thể kể lại nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.(CS71) - Trẻ hiểu được các yếu tố của một câu chuyện như các nhân vật, thời gian, địa điểm, phần kết và nói lại được nội dung chính của câu chuyện sau khi được nghe kể hoặc đọc chuyện đó. MT 131 : Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Trẻ cảm nhận vần điệu, nhịp diệu khác nhau của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi (vui tươi, nhí nhảnh, nhanh, chậm,....) MT 125. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày : Chữ cái p, q - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng : Chữ cái p, q - Nhận dạng các chữ cái p, q và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. LVPT THẨM MĨ MT 132: Trẻ nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.(CS99) - Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển…) MT 133: Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.(CS 100) - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát 2 Chủ đề nhánh 2: “Một số hiện tượng tự nhiên” (Thời gian thực hiện 1 tuần : Từ ngày 17/ 4/ 2017 đến ngày 21/ 4/2017). LĨNH VỰC PTTC MT2: Trẻ biết tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: - Các động tác phát triển hô hấp: - Hôhấp: Máy bay ù ù - Các động tác phát triển cơ tay và cơ bả vai: - Tay: Đưaratrướclêncao - Các động tác phát triển cơ chân: - Chân: Bước khuỵu gối một chân ra phía trước, chân sau thẳng - Các động tác phát triển cơ bụng, lưng: - Bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về phía trước - Bật: Bật chân sáo MT9: Trẻ có thể: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.(CS13) - Chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh. LVPT NHẬN THỨC MT 42: Trẻ giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.(CS114) - Thí nghiệm, thực nghiệm về sự vật hiện tượng xung quanh như; vật chìm nổi, sự luân chuyển của nước, không khí... MT 52: Trẻ biết đo thể tích và nói kết quả đo - Trẻ biết cách đo thể tích, dung tích các vật bằng một đơn vị đo nào đó. So sánh kết quả đo LVPT TÌNH CẢM XÃ HỘI MT 68: Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.(CS32) - Thể hiện thái độ vui sướng, thích thú khi hoàn thành công việc (Khoe với người khác, ngắm nhìn kết quả đã làm được...) MT 101: Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.(CS57) - Biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.... LVPT NGÔN NGỮ MT 124: Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.(CS86) - Nhận dạng được các chữ cái và phát âm được các âm đó. - Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu... để thay thế cho lời nói. - Trẻ hiểu rằng chữ viết có ý nghĩa và con người dùng chữ viết với nhiều mục đích khác nhau MT 125: Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày. - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng. - Nhận dạng các chữ cái và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. MT 129: Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.(CS90) - Biết "viết" tên theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; - Hướng viết của các nét chữ MT 125. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.(CS91) - Nhận biết được chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và trong hoạt động hàng ngày : Chữ cái; s, x - Biết rằng mỗi chữ cái đều có tên , hình dạng khác nhau và cách phát âm riêng : Chữ cái s, x - Nhận dạng các chữ cái s, x và phát âm đúng các âm đó. - Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. LVPT THẨM MĨ MT 134 Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.(CS101) - Thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm và vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, nhanh, chậm, phối hợp. CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tuần 30: Chủ đề nhánh 1: “Nước” Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 10/4/2017 đến ngày 14/4/2017 Kế hoạch hoạt động tuần: Thứ Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ,chơi, thể dục sang - Điểm danh - Đón trẻ vào lớp, Gợi ý cho trẻ tham gia vào các hoạt động ở các góc gắnvới chủ đề. - Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, ích lợi của nước. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Hô hấp 4: Còi tàu tu tu. - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân - Chân : Bước khuỵu gối một chân ra phía trước, chân sau thẳng. - Bụng : Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật : Bật chân sáo Hoạt động học * Vận động: - Bật nhảy xa qua suối – Bò chui qua cổng. - TCVĐ: Trời nắng , trời mưa. * LQVCC: Trò chơi với chữ cái p, q * Truyện: Giọt nước tí xíu * KPKH: Tìm hiểu và làm thí nghiệm về nước * Âm nhạc: Hát vận động theo bài: Cho tôi đi làm mưa với + Nghe : Mưa rơi + TC: Tai ai tinh. * LQVT: So sánh dung tích của ba đối tượng bằng các cách khác nhau. Hoạt động ngoài trời 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát chăm sóc cây: tưới nước cho cây. - Quan sát bẻ cá - Chơi thả thuyền - Chơi đong nước 2. Trò chơi vận động : - Vật nào nổi , vật nào chìm 3. Chơi tự do: - Chơi với các thiết bị ngoài trời Hoạt động góc * Góc đóng vai: + Chơi gia đình :nấu ăn, tắm rửa , giặt. + chơi cửa hàng nước giải khát. * Góc xây dựng: + Xếp, lắp ghép ao cá Bác Hồ *Góc tạo hình: + Xé, dán, trang trí PTGT đường thủy + Tô màu các nguồn nước * Góc khám phá: + Làm thí nghiệm về sự hòa tan , sự bay hơi , sự ngưng tụ của hơi nước * Góc sách: - Sưu tầm tranh ảnh trò chuyện về các nguồn nước - Làm sách tranh về nguồn nước. * Góc âm nhạc: + Hát, vận động các bài hát về nước và một số hiện tượng thiên nhiên Hoạt động ăn Ngủ - Trước khi ăn: Vệ sinh - chuẩn bị chỗ ăn, chia ăn- Mời cô và bạn - Trong khi ăn: Không nói chuyện - Không để cơm rơi vãi. - Sau khi ăn: Lau miệng dọn chỗ ngồi, để bát vào nơi quy định- Đi vệ sinh - Trước khi ngủ: Chuẩn bị chỗ ngủ- Vị trí nằm của trẻ. - Trong khi ngủ: Không nói chuyện, nằm ngay ngắn - Sau khi ngủ: Đi vệ sinh, dọn dẹp chỗ ngủ, chuẩn bị bàn ăn. Hoạt động chiều - Vận động nhẹ , ăn quà chiều. - Làm quen với PT và LLGT - Hoạt động theo ý thích : Hát đọc thơ , kể chuyện. - Chơi và hoạt động theo ý thích ở các góc - Nêu gương cuối ngày , tuần - Trả trẻ Tuần : 31 - Chủ đề nhánh : Một số hiện tượng thiên nhiên (Thực hiện 1 tuần từ 17 / 04 đến 21/ 04 / 2017) Thứ Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ,chơi, thể dục sang - Điểm danh 1. Đón trẻ : - Đón trẻ vào lớp, Gợi ý cho trẻ tham gia vào các hoạt động ở các góc gắn với chủ đề. - Trò chuyện với trẻ về thời tiết “ hôm qua” , “ hôm nay” và mùa hè, ích lợi và tác hại do thời tiết mang lại. Cho trẻ chơi theo ý thích 2. Thể dục sáng: - Hôhấp: Máy bay ù ù - Tay: Đưaratrướclêncao - Chân: Bước khuỵu gối một chân ra phía trước, chân sau thẳng - Bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về phía trước - Bật: Bật chân sáo 3. Điểm danh: Hoạt động học * Vận động: Đi chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh Trò chơi: “ Ném bóng vào rổ” * LQCC: Làm quen với chữ cái S, X *Văn học: Thơ “ Che mưa cho bạn” * KPKH : Trò chuyện tìm hiểu về mặt trời, mặt trăng và các vì sao * Âm nhạc: - Hát “ Nắng sớm”. - Nghe: “Khúc ca bốn mùa”. - T/C: Ai đoán giỏi. * LQVT: Bé chơi với những con số. Hoạt động ngoài trời 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát bầu trời và hiện tượng nắng, gió, mây. - Vẽ mưa trên sân trường, hát nắng sớm 2. Trò chơi vận động : - Trời nắng trời mưa 3. Chơi tự do: - Chơi với các thiết bị ngoài trời - Chơi với cát, nước. - Chơi thổi bong bóng xà phòng. - Chơi thả thuyền. - Hoạt động góc * Góc đóng vai: + Chơi gia đình + Chơi bán hàng * Góc xây dựng: + Chơi với cát và nước * Góc sách - Xem sách tranh Trò chuyện về thời tiết mùa hè và các hoạt động của con người trong mùa hè. - Cắt dán, vẽ, làm sách tranh vè hoạt động của con người và cảnh trong mùa hè. * Góc tạo hình: + Cắt, dán, tô màu cảnh mùa hè + Vẽ bằng phấn khô , phấn ướt Hoạt động ăn Ngủ - Trước khi ăn: Vệ sinh - chuẩn bị chỗ ăn, chia ăn- Mời cô và bạn - Trong khi ăn: Không nói chuyện - Không để cơm rơi vãi. - Sau khi ăn: Lau miệng dọn chỗ ngồi, để bát vào nơi quy định- Đi vệ sinh - Trước khi ngủ: Chuẩn bị chỗ ngủ- Vị trí nằm của trẻ. - Trong khi ngủ: Không nói chuyện, nằm ngay ngắn - Sau khi ngủ: Đi vệ sinh, dọn dẹp chỗ ngủ, chuẩn bị bàn ăn. Hoạt động chiều - Vận động nhẹ - LQ với LLGT bài - Củng cố các nội dung đã học : hát , đọc thơ kể chuyện có nội dung về chủ đề - Chơi tự do ở các góc theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần, trả trẻ II. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN”: - Cho trẻ hát bài : “Cho tôi đi làm mưa với” - Hỏi bài hát về gì? Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề con thích nhất chủ đề nhánh nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Con có thể thể hiện điều gì qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch...về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.