Tuyên truyền và phòng chống bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch và gây nguy hiểm đối với người mắc phải. Virus thủy đậu lây từ người sang người qua đường hô hấp như ho khan, hắt xì và lây gián tiếp khi tiếp xúc với nước miếng, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước. Bệnh thủy đậu để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời


1. Bệnh thuỷ đậu là gì?

Thủy đậu còn được gọi với tên khác là trái rạ, hoặc phỏng rạ. Đây là một căn bệnh lây lan truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus. 

2. Đối tượng mắc

Bất cứ đối tượng trong độ tuổi nào cũng có thể bị thủy đậu. Trẻ em nhạy cảm hơn và tỷ lệ phần trăm mắc thủy đậu ở trẻ em thường cao hơn người lớn.

2. Triệu chứng

 Bệnh thủy đậu thường xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.

4. Các biến chứng

nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp và nhiễm trùng máu là biến chứng thường gặp nhất, ngoài ra còn các biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận cấp, bệnh zona,… Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, các biến chứng của bệnh thủy đậu còn có thể dẫn tới tử vong. 

3. Thủy đậu lây qua những đường nào? 

Thuỷ đậu là bệnh lây truyền với tốc độ nhanh, nên rất dễ chuyển từ người sang người theo ba con đường chính: 

- Đường hô hấp: Virus gây bệnh thủy đậu thường trú trong nước bọt của người mắc phải. Lượng virus này có thể sẽ bị bắn ra khỏi không khí nếu người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Những người tiếp xúc phải luôn không khí có chứa virus này sẽ bị lây thủy đậu nhanh chóng.

- Lây qua tiếp xúc trực tiếp: Một trong những con đường lây nhiễm thuỷ đậu nhanh nhất là tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước. 

- Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Điểm mạnh của virus thủy đậu là nó có thể tồn tại một thời gian dài ở môi trường bên ngoài. Vì vậy chỉ cần tiếp xúc với đồ vật vừa bị nhiễm chất dịch từ nốt phỏng ở người bị bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.

4. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

- Những phương pháp thực hiện tại nhà:

Không tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng của người bị bệnh thủy đậu. 

Kể từ ngày đầu tiên phát hiện bệnh, cần cách ly với những người xung quanh bằng cách nghỉ làm, nghỉ học trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. 

Khuyến cáo rửa tay thường xuyên với xà phòng. Nên trang bị các đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng rẽ và không dùng chung với người xung quanh. 

Thường xuyên súc miệng, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

Hằng ngày cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể người bệnh bằng nước sạch, ấm. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng chứa chất tẩy rửa quá mạnh. Bởi chất tẩy rửa mạnh có thể dẫn tới nốt mụn bị vỡ và lây lan nhanh hơn. 

Vệ sinh và sát khuẩn đồ đạc trong các khu vực xung quanh nơi ở, trường học, những nơi thường xuyên tụ tập đông người. 

Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học với nhiều rau xanh, hoa quả sẽ giúp những vết thương mau lành. Bổ sung đầy đủ nước, đồng thời đặt ra một chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

 Tiêm chủng đầy đủ để dự phòng bệnh

- Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi: 

+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

+ Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi. 

- Từ 13 tuổi trở lên có lịch tiêm 2 mũi 

+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

+ Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.

Ngoài ra, nếu đang có kế hoạch sinh con, phụ nữ cũng cần đi tới các cơ sở tiêm phòng để tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước 3 tháng mang bầu. 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất